Trần Mỹ Duyệt
Nhân loại đang chứng kiến những chia rẽ, xung đột, căng thẳng có thể đưa đến thế chiến thứ ba, trong đó có cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, giữa Israel và Hamas, cũng như sự đối đầu giữa Israel và Iran. Ngoài ra, tình hình eo biển Đài Loan, những tranh chấp tại Biển Đông… Tất cả đang như lò lửa chỉ chực bùng nổ và thiêu rụi trái đất.
Về phần tôn giáo, cách riêng Công Giáo cũng đang gặp những chống đối trong ngoài. Ngôi giáo hoàng bị phê bình, ngoại giao giữa Trung Cộng và Tòa Thánh bị nghi ngờ. Thêm vào đó, cơn địa chấn đang gây ra phản ứng dữ dội từ khắp nơi trên thế giới về Tuyên Ngôn Fiducia Supplicans. Đây là tài liệu được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn và Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố ngày 18 tháng 12 năm 2023, trình bày về ý nghĩa mục vụ của việc “chúc lành cho các cặp trong hoàn cảnh bất quy tắc và các cặp đồng giới mà không cần chính thức hợp thức hóa tình trạng của họ, hoặc sửa đổi bất kỳ cách nào giáo huấn lâu đời của Giáo Hội về hôn nhân”. [1]. Tại Đức, việc truyền chức linh mục cho nữ giới, cho phép linh mục kết hôn, và hợp thức hóa các cặp đồng tính, chuyển giới, ly dị… cũng đang là những thách thức lớn đối với truyền thống, bí tích, và luân lý đạo đức của Giáo Hội.
Tình hình chính trị và tôn giáo hiện nay đang tạo ra những khủng hoảng nghiêm trọng khiến cho hòa bình thế giới bị đe dọa, niềm tin bị lay chuyển, tôn giáo bị nghi ngờ. Để chữa lành những căn bệnh thời thế, và để giữ vững đức tin trong con thuyền Giáo Hội đang bị chao đảo bởi sóng gió ba thù, chúng ta hãy bắt chước Thánh Catherine trong vai trò sứ giả hòa bình, và chiến sỹ can trường bảo vệ Giáo Hội.
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ.
-Sinh: Ngày 25 tháng 3 năm 1347, tại Siena, Italy.
-Qua đời: Ngày 29 tháng 4 năm 1380 tại Rome, Italy. Hưởng dương 33 tuổi.
-An táng: Sau khi các phép lạ được báo cáo tại khu mộ của Catherine, Chân Phước Raymond thành Capua, OP, đã chuyển xác bà đến Vương Cung Thánh Đường Santa Maria sopra Minerva, Rome, mặc dù đầu và ngón tay cái của bà vẫn được tôn kính trong Vương Cung Thánh Đường San Domenico ở Siena.
-Hiển thánh: Năm 1461 bởi Giáo Hoàng Pius II.
-Tiến Sỹ Hội Thánh: Năm 1970 do Thánh Giáo Hoàng Paul VI.
Caterina di Jacopo di Benincasa, hay còn được biết đến như là Catherine thành Siena (Catherine de Siena). Thánh Nữ là một tông đồ nhiệt thành, nhà thần bí người Ý, và là một phụ nữ có ảnh hưởng trên ngôi giáo hoàng, cũng như các nhà chính trị của nước Ý thời bấy giờ.
Catherine Benincasa sinh nhằm ngày Lễ Truyền Tin năm 1347, giữa thế kỷ 14 trong giai đoạn với nhiều biến loạn, khó khăn về chính trị và kinh tế giống như chúng ta bây giờ. Là con thứ 23 song sinh trong gia đình 25 người con. Người em song sinh đã qua đời khi còn nhỏ. Song thân là Lapa Piagenti và Jacopo di Benincasa, làm nghề thợ nhuộm.
Từ nhỏ Thánh Catherine đã chứng tỏ tính chất tự lập khác thường và một tâm hồn cầu nguyện. Năm lên 6 tuổi, trong khi đang đi bộ với anh mình, lần đầu tiên đã được một thị kiến. Thánh Nữ thấy Chúa Giêsu ngự trên ngai, đầu đội triều thiên như một ông vua, chung quanh Ngài là các Thánh Phêrô, Phaolô và Gioan. Cùng năm ấy, Thánh Catherine khấn dâng sự đồng trinh cho Đức Kitô.
Đời sống tâm linh phát triển từ rất sớm. Trong những năm còn rất trẻ, Thánh Catherine đã tìm kiếm thời giờ để cầu nguyện, suy ngắm và ở một mình. Khi bước vào tuổi dậy thì ở tuổi 16, song thân quyết định cho người phải lập gia đình. Để làm nản lòng các chàng trai theo đuổi mình, Thánh Nữ đã cắt tóc mình để bớt thu hút và hấp dẫn. Thân phụ của Thánh Nữ hiểu rằng không chinh phục nổi con, nên ông đã để yên cho Thánh Nữ theo đường lối riêng của mình. Thời gian này, Thánh Catherine xin gia nhập Dòng Ba Đaminh.
Chuyên tâm cầu nguyện và suy ngắm. Năm 1366, Thánh Catherine nhận được một thị kiến khác, trong đó Chúa Giêsu đã xỏ chiếc nhẫn vào tay người - chiếc nhẫn mà chỉ một mình người mới thấy - làm bằng chứng trói buộc người với Chúa Kitô vĩnh viễn, và được hiểu như một hôn ước thiêng liêng.
Ở tuổi 20, Thiên Chúa đã kêu gọi Thánh Catherine chấm dứt cuộc sống ẩn dật, bắt đầu quan tâm và dấn thân phục vụ những người nghèo đói, bệnh tật, và những người bị đẩy ra rìa xã hội, đặc biệt là những người phong cùi. Tiếng thơm thánh thiện được truyền thổi khắp Siena, thu hút một nhóm môn đệ. Hai trong số đó đã trở thành cha giải tội của người, và người kia ghi chép tiểu sử của Thánh Nữ. Cùng nhau, họ phục vụ Đức Kitô qua những người nghèo với một lòng nhiệt thành lớn lao. Hành động của Thánh Catherine đã tạo được sự hỗ tương với nhiều ảnh hưởng, đóng góp những ý kiến, sửa sai nhiều người và chỉ vẽ họ về đời sống thánh thiện, bao gồm cả giáo hoàng.
Năm 1375 trong khi viếng thăm Pisa, Thánh Catherine được Chúa cho in các dấu thánh, nhưng những dấu thánh ấy không bao giờ xuất hiện trên tay hoặc chân của Thánh Nữ khi còn sống theo lời người xin với Chúa. Người ta chỉ thấy những dấu này xuất hiện trên thân xác của người sau khi đã qua đời.
Một trong những sinh hoạt của Thánh Catherine mang ý nghĩa chính trị là thiết lập hòa bình giữa Tòa Thánh và Florence. Người đã đích thân sang Avignon chinh phục giáo hoàng từ Avignon, Pháp trở về Rome, Ý năm 1376, và đã chữa lành cuộc ly giáo giữa những người theo và ủng hộ Giáo Hoàng Urban VI, cũng như những người chống đối ngài năm 1380. Thánh Nữ đã hoàn thành sứ mệnh này trên giường bệnh trước lúc qua đời. [2]
THÁNH CATHERINE SỨ GIẢ HÒA BÌNH.
Là người chữa lành xã hội, xây dựng hòa bình trong thời đại của mình, công việc hòa giải những xung khắc, bất hòa lúc bấy giờ của Thánh Catherine được mô tả qua những Lá Thư và cuốn Đối Thoại (The Dialogue). Chúng như những phương thuốc tinh thần không những chữa lành thể lý, tinh thần, và luân lý của tình trạng xã hội đầy khó khăn và bất ổn.
Trước hết, đối với Thánh Catherine, cầu nguyện là căn bản hành động. Cầu nguyện rất cần thiết cho nền hòa bình của nhân loại. Thời gian khoảng từ 15 đến 20 tuổi, Thánh Catherine đã sống cuộc sống tự tách mình trong một căn phòng của gia đình để cầu nguyện và đàm đạo với Chúa. Nhờ suy niệm và cầu nguyện, Thánh Catherine hiểu được những gì liên quan đến tình yêu Thiên Chúa, và tha nhân trên thực tế chỉ là một. Trong khi các tu sỹ Đaminh sống với khẩu hiệu: “Chiêm niệm và trao cho kẻ khác những hoa trái mà mình chiêm niệm”, Thánh nữ đã nhận ra rằng, hành động công chính của mình phải bắt nguồn từ lời cầu nguyện và đời sống kết hợp với Thiên Chúa. [3]
Đời nội tâm của Thánh Catherine còn được nuôi dưỡng bởi lòng yêu mến Thánh Thể. Thánh Nữ có lòng sùng kính Phép Thánh Thể một cách đặc biệt. Trong tác phẩm “Thánh Catherine thành Siena: Đời Sống và Thời Gian” (Saint Catherine of Siena: Her Life and Times), C.M. Antony đã diễn tả kinh nghiệm về phép Thánh Thể của Thánh Nữ như sau: “Khi Catherine chuẩn bị rước Thánh Thể, mặt của người tỏa sáng, tràn trụa nước mắt và những hạt mồ hôi nhỏ giọt. Sau khi đã rước Chúa, người chìm vào một cơn xuất thần lâu dài, và khi tỉnh lại, người đã không thể nói gì cả ngày hôm đó.”
Tiếp đó đã giải thích rằng “Trong giây phút rước Mình Thánh, những giác quan của người như bị hoàn toàn lấy khỏi mọi vật chất mà người sở hữu bên trong, cùng với tất cả những niềm vui tự nhiên và tinh thần; ‘không gì nhưng trống rỗng và bụi đất.’ Và thế rồi người đã xin với vị Hôn Phu Thần Linh của mình rằng từ đây người chỉ duy nhất vui mừng và chiếm hữu Ngài; rằng Ngài có thể lấy đi ý muốn của người, và ban cho người ý muốn của Ngài. Chúa đã làm điều này ngay lập tức; hứa với người đến nỗi từ giây phút ấy không một biến cố bên ngoài nào có thể làm xao xuyến tâm hồn người, thay đổi ý muốn của người hoặc ngăn cản sự bình an của người.” Đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, Thánh Catherine có thể đánh đổi tất cả và hoàn toàn quên mình. [4]
Nhưng rồi Thánh Nữ thuật lại rằng một ngày kia, Chúa đã kéo người ra khỏi sự khép kín của riêng mình bằng những lời: “Hãy nhớ rằng, Cha đưa ra hai điều răn về tình yêu: Yêu Chúa và yêu tha nhân… Bằng đôi chân này, con phải bước đi trên đường của Cha. Với đôi cánh này, con phải bay tới thiên đàng. Cha sẽ hướng dẫn con những gì sẽ đòi hỏi con để thực hiện.” Thánh Catherine bắt đầu quan tâm đến những người đau yếu chung quanh nơi mình ở, và dần lan rộng khắp cả thành Siena. Đối với Thánh Nữ, theo Đức Kitô thường xuyên đòi hỏi nhiều hy sinh nhân danh những người láng giềng và những ai cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
Qua những hành động xã hội của Thánh Catherine, chúng ta có thể gọi người là một nhà hoạt động xã hội. Không chỉ quan tâm đến nhu cầu của những người chung quanh, hành động gây ấn tượng rất đặc biệt của Thánh Nữ mà chúng ta có thể gọi là tổ chức cộng đoàn (Community Organizing). Để làm việc này, Thánh Catherine đã quy tụ quanh mình những người có nhu cầu cần được săn sóc khi cần thiết. Họ trở thành như một gia đình: Gia đình Catherine.
Chú tâm vào những gì tốt lành mình có thể làm, chứ không phải dựa trên những gì mà mình có thể kiểm soát. Quy tụ quanh mình với tinh thần và sự hiểu biết mà không một ai có đủ khả năng để tin tưởng, điều này chỉ có trong Thiên Chúa. Một trong những ơn sủng Thánh Nữ nhận được liên quan đến danh hiệu Tiến Sỹ Hội Thánh là ơn biết lựa chọn dựa trên đặc ân khôn ngoan. Chúa Thánh Thần/Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa hoạt động, “biến họ nên bạn hữu của Thiên Chúa và nên những ngôn sứ của Ngài” (Khôn Khoan 7:27). Khôn ngoan có thể được tìm thấy mọi ngày trong cuộc sống, trong những mối tương quan xã hội, những thách đố, những vui mừng, những sa ngã, và những điều chúng ta vươn tới kẻ khác. Nhờ đó, Thánh Catherine đã có thể xoa dịu nỗi cô đơn của xã hội thời bấy giờ. Chúng ta thật sự cần sự chữa lành này trong thời đại của chúng ta.
Không dừng lại ở những công tác mang tính xã hội, Thánh Catherine còn đi xa hơn bằng những hành động mang màu sắc chính trị. Qua những cuộc đàm thoại cá nhân, những lá thư, những cuộc trao đổi chính trị, hướng dẫn và khuyên can cả các giáo hoàng, Thánh Nữ đã xử dụng ơn khích lệ, khuyên bảo của mình mặc dù vai trò công cộng của phụ nữ thời đó rất giới hạn, và tuổi tác của còn quá trẻ. Trong những trường hợp này, Thánh Catherine mang trong mình ơn gọi như một nhà giảng thuyết, người kiến tạo hòa bình và hòa giải.
Trong khi phá vỡ những rào cản của xã hội, Thánh Catherine không phải luôn luôn thành công và gặt hái được mọi thành quả. Tuy nhiên, Thánh Nữ đã luôn tỏ ra trung thành với ơn gọi của mình. Người hành động một cách tin tưởng, trung thành với tình yêu, tin tưởng rằng sự thật chỉ có thể được nói bằng tiếng nói yêu thương.
Sau cùng, mặc dù không luôn luôn chữa lành những người bệnh tật, nhưng sự hiện diện của Thánh Nữ bên giường bệnh của họ tại nhà riêng hay nhà thương, hoặc đồng hành với các tội nhân đến pháp trường đã chữa lành họ. Điều Thánh Catherine thường xuyên quan tâm, lo lắng hơn chữa bệnh là nhận ra giá trị của con người nơi những ai mà Thánh Nữ phục vụ trong mọi hoàn cảnh.
Thuốc là phương tiện trị liệu thể lý, song song đó, chúng ta còn có nhu cầu cần được chữa trị về tâm linh. Tất cả chúng ta, mỗi người đều được Thiên Chúa ban cho những ơn huệ đặc biệt, không chỉ dành riêng cho mình, nhưng là còn để cho những người khác. Như Thánh Catherine, chúng ta cần dùng những ơn ấy để chữa lành nhau, và sửa lại xã hội mà chúng ta đang sống.
Thường xuyên chúng ta bị cám dỗ rút lui khỏi những hoàn cảnh khó khăn, nghịch cảnh mà chúng đang thách thức sự cản đảm và hy vọng của mình. Hãy nhớ lại những người đã đi trước để thêm sức mạnh; đặc biệt, Thánh Catherine với sự khôn ngoan, lòng can đảm và nhiệt thành của Thánh Nữ. [5]
THÁNH CATHERINE BẢO VỆ GIÁO HỘI.
Thánh Nữ Catherine là một nhà hộ giáo lỗi lạc và nhiệt thành, đặc biệt, trong việc bảo vệ ngôi giáo hoàng, nhờ được Thiên Chúa ban cho ơn khôn ngoan. Đồng thời Thánh Nữ đã tin tưởng dùng ảnh hưởng mình đối với các vị giáo hoàng, cũng như những người khôn ngoan và thức giả đương thời.
Ngoài những công tác bác ái xã hội, những ảnh hưởng mang tầm vóc chính trị, Thánh Catherine thành Siena còn quan tâm đến vận mạng của Hội Thánh trong cơn khủng hoảng ly giáo và chia rẽ.
Nhiệt tâm, hăng say bênh vực Hội Thánh. Thánh Catherine đã trở thành người bảo hộ của một Giáo Hội trong cơn khủng hoảng Ly Giáo vì Ngôi Giáo Hoàng (Western Schism).
Do những biến loạn của thế kỷ 14 lúc đó đang xâu xé nước Ý và Giáo Hội, đặc biệt năm 1309, Giáo Hoàng Clement V (r. 1305-14) đã rời Rome sang sống lưu vong tại Avignon, Pháp. Tại đây, các giáo hoàng đã trị vì Giáo Hội gần 70 năm, khiến các tín hữu trên khắp thế giới rất hoang mang. Sự vắng mặt của giáo hoàng tại Rome còn tạo ra những hỗn loạn cả về tôn giáo lẫn chính trị khắp nước Ý. Làn sóng chống đối giáo hoàng nổi lên, khiến Thánh Catherine phải dùng ảnh hưởng của mình để hòa giải.
Năm 1376, Thánh Catherine đã đến Avignon và xin gặp Giáo Hoàng Gregory XI. Lúc này người dân Florence quay lưng lại với Thánh Nữ, và người phải một mình chinh phục Giáo Hoàng để mang lại hòa bình cho ngôi giáo hoàng. Quan trọng nhất là khuyên Giáo Hoàng về lại Rome. Trong khi Thánh Catherine coi Giáo Hoàng như Đại Diện Chúa Kitô, nhưng cũng không ngần ngại chỉ ra những sai sót của người. Trong một thư gửi Giáo Hoàng Gregory XI di đô về Rome, Thánh Catherine đã viết: “Sói đang cắn xé chiên của cha, và không tìm được ai để giúp chúng… các chiên đói khát đang mong chờ cha về để gìn giữ nơi của vị tiềm nhiệm và của Đấng phù hộ cha, Tông Đồ Phaolô. Vì cha là Đại Diện Chúa Kitô cần ở nơi riêng của mình. Xin hãy về, xin hãy về và đừng trì hoãn nữa. Hãy an tâm, đừng sợ hãi bất cứ điều gì có thể xảy ra, vì Thiên Chúa sẽ ở với cha” (“Saint Catherine of Siena, As Seen in Her Letters,” Vida D. Scudder).
Đức Gregory nhìn thấy nhiều ngãng trở. Các vị hồng y phản đối hành động của ngài; cá nhân ngài sợ bị ám sát trên đường về, và những thử thách không chỉ ở Rome mà cả khắp nước Ý. Nhưng năm 1377, với ảnh hưởng của Thánh Catherine, ngày 17 tháng 1 năm 1377, Giáo Hoàng Gregory đã về lại Rome. Dầu vậy, hòa bình chỉ đạt được khi Urban VI, một người Ý được bầu lên ngôi giáo hoàng 1378. Nhưng vừa chấm dứt khủng hoảng này lại theo sau khủng hoảng khác!
Các hồng y bầu chọn Urban làm giáo hoàng đã mau chóng đổi ý và cho rằng họ đã bầu một nhà cải cách quá nhiệt thành, một con người quá tự tin, thiếu tế nhị và dễ dãi theo lối sống của họ. Do đó, họ đã họp nhau tại Anagni, ở đó họ đòi hỏi Đức Urban phải từ chức với lý do việc bầu chọn ngài là dưới sức ép của người Roma muốn có một giáo hoàng người Ý. Giáo Hoàng Urban đã từ chối từ chức, và ngày 20 tháng 9 năm 1378 các hồng y đã chọn Robert de Genève người Pháp làm giáo hoàng, danh hiệu Clement VII ngự tại Avignon. Lịch sử gọi Clement VII là ngụy giáo hoàng. [6] Lúc này Giáo Hội có hai giáo hoàng: Urban VI ở Rome, Ý, và Clement VII ở Avignon, Pháp. Thánh Catherine đã gọi các hồng y là “bọn quỉ đầu thai” (incarnate demons), và ủng hộ Giáo Hoàng hợp lệ Urban. Khi cuộc Ðại Ly Giáo bùng nổ, Ðức Urbanô VI đã mời Thánh Nữ đến Rôma, vì ngài cần sự hỗ trợ của Thánh Nữ để giúp giải quyết tình trạng ly giáo và những khủng hoảng.
Thánh Catherine đã tiếp tục chay tịnh và cầu nguyện liên lỷ suốt năm trường để xin Chúa tìm đường giải quyết. Nhưng Chúa đã có con đường riêng cho Thánh Nữ. Một vài tuần trước lúc chết, khi đang cầu nguyện trước một bức khảm ở Ðền Thánh Phêrô, Thánh Catherine đã trông thấy con thuyền của Thánh Phêrô như rời khỏi bức khảm và đậu trên vai mình. Con thuyền xô người ngã quỵ, sau đó Thánh Nữ hầu như bất toại cho đến khi từ trần ngày 29 tháng 4 năm 1380. [7]
__________
Tài liệu tham khảo:
2.https://www.catholicnewsagency.com/saint/st-catherine-of-siena-451
3. https://springfieldop.org/how-st-catherine-of-siena-healed-the-world/
4. https://www.simplycatholic.com/st-catherine-of-siena-patroness-for-a-church-in-crisis/
5. https://springfieldop.org/how-st-catherine-of-siena-healed-the-world/
6. https://en.wikipedia.org/wiki/Antipope_Clement_VII
7. https://www.simplycatholic.com/st-catherine-of-siena-patroness-for-a-church-in-crisis/
Câu truyện truyền tin của Đức Maria đã được Thánh sử Luca (1:26-38) ghi lại một cách chi tiết và đầy đủ. Trong biến cố này Đức Maria đã trở nên một gương mẫu đức tin cho chúng ta. Người cho chúng ta thấy rằng đức tin không chỉ là hành động chấp nhận, nhưng còn là sự tín thác, trung tín, vâng lời, và phục tùng nữa.
Truyền tin được bắt đầu từ phút Tổng Thần Gabriel đến thành Nazareth trước Trinh Nữ Maria, người được Thiên Chúa tuyển chọn để mang thai Đấng Thiên Sai. Sau lời chào mừng, Tổng Thần đã cho Đức Maria biết về Tin Mừng mà nhân loại đang mong đợi. Từ ngữ Annunciation tự nó mang ý nghĩa ‘báo cho biết” như Tin Mừng đã được thông báo và tiết lộ cho thế giới về Đấng Cứu Độ mà Thiên Chúa hứa ban nay đã xuất hiện.
“Đừng sợ, Ta là nguyên thủy và cùng đích, và là Đấng hằng sống. Ta đã chết, và nay ta đang sống tới muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18).
Chúng ta nghe những lời yên ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ Sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Đức Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện an ủi của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, ngay cả nếu nó rất phức tạp và thê thảm, Đấng Phục Sinh cũng nhắc nhở: “Đừng sợ. Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta đang sống đến muôn đời”. “Ta là nguyên thủy và cùng đích, và là đấng hằng sống”.
Thứ Sáu Tuần Thánh. Đồi Golgotha. Cây thập tự. Không gian, thời gian và vật dụng ấy nhắc tôi về cái chết đau thương, đầy nhục nhã của Đức Giêsu Cứu Thế. Ngài bị đóng đanh và chết trên thập giá. Nhưng cái chết của Người thực sự đem lại cho tôi điều gì? Tại sao tôi phải xót xa và thương cảm? Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Rôma (6:3-11) đã trả lời tôi về những gì mà tôi đang suy tư, khi liên kết cái chết của Chúa Giêsu với cái chết của người Kitô hữu qua Bí Tích Thánh Tẩy:
Mỗi lần Chúa Nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh, Giáo Hội lại cho đọc những trình thuật về cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu vào Thành Thánh Giêrusalem. Gọi là cuộc khải hoàn, nhưng đúng hơn, đây là hình ảnh của việc chiếm ngự tâm linh mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện khi ngài chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Một hình ảnh của cuộc chiến thắng tinh thần.
“Khi đến gần làng Bethphage, bên triền núi gọi là Ôliu. Người sai hai môn đệ và bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia. Khi vào sẽ thấy một con lừa con chưa ai cỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh tháo dây ra và dắt nó đi. Và nếu có ai hỏi: “Tại sao các anh tháo lừa người ta ra, thì cứ nói: “Chúa cần đến nó!”
Thánh Giuse là một vị thánh cao cả và vỹ đại nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Hình ảnh của ngài luôn gắn liền với hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc nhân loại. Tuy nhiên, sự cao cả và vỹ đại của Ngài không được những tài liệu, sách báo do con người ghi chép, nhưng tiềm ẩn trong Thánh Kinh Tân và Cựu Ước.
Chúa Giêsu sau khi chịu Phép Rửa trên sông Gordan, Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc, ở đó 40 ngày ăn chay và chịu Satan cám dỗ. Để tìm hiểu những cám dỗ ấy của Ngài, cũng như chúng có ý nghĩa gì trong đời sống tâm linh của chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay Thánh này. Sau đây là bài viết của cha Thomas G. Weinandy, OFM, Cap., một nhà thần học, một nhà trước tác và cựu thành viên trong Ủy Ban Thần Học Thế Giới của Vatican,
Chúa Giêsu đã đem ba môn đệ là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao, ở đó Chúa biến hình trước mặt các ông (x. Marcô 9:2-10).
Thánh sử Marcô đã tả lại quang cảnh này bằng những từ ngữ rất gợi hình, truyền cảm: “Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy.” (3) Có Maisen và Êlia cùng xuất hiện đàm đạo với Chúa. Điều này khiến các ông vui sướng, và phản ứng lúc đó của Phêrô là muốn ở lại luôn trên núi với Thầy:
Anh chị em thân mến!
Khi Thiên Chúa của chúng ta mặc khải Ngài chính Ngài, thông điệp của Ngài luôn luôn nói đến tự do: “Ta là Chúa, Thiên Chúa các ngươi, người đã đem các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ” (Ex 20:2). Đây là những lời đầu tiên trong Mười Giới Luật mà Ngài đã ban cho Maisen trên núi Sinai.
Vợ chồng xưng hô với nhau bằng Chồng ơi – Vợ ơi, Bố ơi – Mẹ ơi, Anh ơi – Em ơi, hoặc Mình ơi thì đến già vẫn yêu thương mặn nồng, kẻ thứ 3 khó có chỗ chen chân vào. Những từ ngữ trên là cách gọi vừa thể hiện chủ quyền sở hữu, trách nhiệm, và tình cảm mà cả hai dành cho nhau.
Thống kê cho thấy, ngày nay rất nhiều phụ nữ chọn sống độc thân, không lấy chồng và sinh con. Lý do vì họ muốn được tự do theo đuổi những giấc mộng riêng tư, vì không muốn chịu ràng buộc với trách nhiệm làm vợ và làm mẹ. Nhưng tự thâm tâm và bản năng, người phụ nữ luôn muốn có một người chồng và được làm mẹ.
Qua hai câu Thánh Kinh ngắn gọn, Thánh Ký Marcô đã vẽ ra hai khuôn mặt trái ngược nhau về Chúa Giêsu: “Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được. Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.” (3:20-21)
Ba nhà chiêm tinh hoặc đạo sỹ (magi). Các ngài là Caspar hay Caspas, Jaspas, Gathaspa. Melchior hay Melichior. Và Balthasar hay Balthazar, Balthassar hoặc Bithisarea. Các ngài đã lận lội đường xa đến thờ lạy Đức Kitô vừa giáng sinh. “Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2:2).
“Ngài đã trở nên một trẻ thơ, để Ngôi Lời có thể được chúng ta nắm bắt. Bằng cách này, Thiên Chúa dạy chúng ta yêu thương những người bé mọn… Ngài dạy chúng ta yêu những ai yếu đuối.”
“Ngài đã trở nên một trẻ thơ, để Ngôi Lời có thể được chúng ta nắm bắt. Bằng cách này, Thiên Chúa dạy chúng ta yêu thương những người bé mọn… Ngài dạy chúng ta yêu những ai yếu đuối.” Trong bài giảng dưới đây, Đức Thánh Cha đã lưu tâm đến những trẻ em bị lạm dụng, xâm phạm, bao gồm những thai nhi bị giết hại,
Thấm thoát mà đã 2023 lần kỷ niệm ngày Giêsu giáng trần. Mỗi năm mỗi khác, và mỗi nơi cũng mỗi khác. Có những năm trời mưa, giông bão, tuyết rơi. Có những năm thanh bình, và cũng có những năm chiến tranh. Riêng tại quê hương Việt Nam tuy hết chiến tranh nhưng lại chưa có thanh bình!
Advent xuất phát từ tiếng Latin là adventus có nghĩa là đang đến, đang tới gần. Theo lịch phụng vụ, đây là thời gian mong chờ và chuẩn bị đón mừng Sinh Nhật của Đức Giêsu Kitô trong đêm Giáng Sinh, và ở một nghĩa khác, nhắc nhở chúng ta hướng tới ngày trở lại lần thứ hai của Ngài. Mùa Vọng kéo dài qua 4 tuần lễ với 4 Chúa Nhật Mùa Vọng.
Hôm 8 tháng 9 năm 2023 lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, trong lúc nguyện ngắm buổi sáng trước Thánh Lễ, tôi đã dùng cuốn sách Vinh Quang Mẹ Maria (The GLORIES of MARY) của Thánh Alphonsus De Liguori làm tư tưởng cho phần suy niệm. Và tôi đã cùng ngài suy niệm câu: “Đến sau cõi đời này, xin Mẹ cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc của lòng Mẹ”
Theo truyền thống đã có từ những thế kỷ đầu, Giáo Hội Công Giáo tôn kính 7 Tổng Thần có tên là Michael, Gabriel, Raphael, Uriel, Camael, Jophiel, and Zadkiel. Ba vị đầu là Michael, Gabriel và Raphael
Sau khi đọc bài “KHI THA THỨ LÀ TỰ THA CHÍNH MÌNH”, một độc giả đã email phản ảnh ý kiến của mình. Ông viết: “Bài học này tôi đã học mãi mà chưa thuộc. Tha đã khó mà quên những điều người khác làm cho mình phải khổ, phải thiệt thòi, hoặc phải mất danh dự thì càng khó hơn”.
“Tha thứ là tự tha cho chính mình”. Tư tưởng này xem ra như không hợp với suy nghĩ và lối sống của nhiều người. Làm gì có chuyện tha cho kẻ cướp chồng mình, kẻ phản bội mình vì một người đàn bà khác, kẻ cướp của, giết hại cha mẹ, anh chị em mình, hoặc kẻ tham ô khiến mình phải mất đất, mất nhà, mất việc làm để rồi đến nỗi táng gia bại sản, thân bại danh liệt, gia đình đổ vỡ, con cái nheo nhóc, lâm cảnh tù tội…
Hôn nhân là một đời sống hạnh phúc. Nó chính là nền tảng của gia đình, của xã hội, và cả tôn giáo nữa. Bởi đó hôn nhân có rất nhiều kẻ thù. Thoạt nhìn vào những đổ vỡ của hôn nhân, người ta thường cho rằng kẻ thù của nó là những tệ nạn của xã hội: rượu chè, nghiện hút, cờ bạc, và lăng nhăng trai gái. Một số nguyên nhân khác bao gồm: vợ chồng ghen tương, lười biếng, thiếu trách nhiệm, nếp sống gia trưởng, và bạo hành trong gia đình.
Hôm nay (8 tháng 9 năm 2023) lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, trong lúc nguyện ngắm buổi sáng trước Thánh Lễ, tôi đã dùng cuốn sách The GLORIES of MARY (Vinh Quang Mẹ Maria) của Thánh Alphonsus De Liguori làm tư tưởng cho phần suy niệm. Trong phần tài liệu, tôi đã đọc bài viết của thánh nhân, và cùng ngài suy niệm câu: “Et Jesum benedictum fructum ventris tui nobis post hoc exilium obstande”
Chư huynh đáng kính trong hàng Giám Mục và Linh Mục
Anh chị em thân mến, Trong bài ca Ngợi Khen (Magnificat), một thi ca tuyệt vời của Đức Mẹ mà chúng ta vừa nghe trong Tin Mừng, chúng ta tìm thấy một số từ ngữ gây kinh ngạc. Maria nói: “Từ nay muôn thế hệ sẽ gọi tôi diễm phúc”.
Những hình ảnh cổ nhất diễn tả việc Chúa Giêsu biến hình có từ thế kỷ thứ Sáu được tìm thấy trong tu viện St. Catharine ở Siani, đã diễn tả những gì mà thánh ký Matthêu đã ghi lại trên núi. Theo truyền thống thì Chúa Giêsu đã biến hình trên núi Tabor. Đây là ngọn núi cao 575m ở cuối hướng đông của Thung Lũng Jezreel, cách Biển Galilee 18 Km.
Qua Tiên Tri Isaia, Thiên Chúa được diễn tả như một Thiên Chúa đáng yêu, giầu lòng rộng rãi, nhân ái và bao dung. Ngài luôn mời gọi mỗi người chúng ta đến với Ngài. Lời “mời” của Ngài trường hợp này mang hai nghĩa: -Sự thu hút của lời mời. Trong Isaia chúng ta tìm thấy ý nghĩa của sự thu hút ấy qua những lời: Khát nước, đói, đồ bổ, món ăn mỹ vị, bánh, sữa và rượu…
Nếu có dịp đọc tác phẩm “The Surrendered Wife” (Người Vợ Về Nguồn) của Laura Doyle [1], thì cũng giống như phần lớn các độc giả, bạn sẽ bị thu hút vào một cuộc tranh chấp nội tâm: tán thành hoặc phản đối nội dung và triết lý được tác giả trình bày trong đó.
Trong khi cao trào về nam nữ bình quyền, về nữ quyền đang được đề cao mà có ai đó nói rằng đã đến lúc chị em phụ nữ cần dừng lại để xem xét lại những gì mình đã làm,
Trong thế giới tự do hiện nay, con người xem như muốn giành lấy quyền làm chủ đời mình. Họ muốn biết lành, biết dữ. Với trào lưu tư tưởng không ngừng phản ảnh đến suy nghĩ và hành động. Thêm vào đó, được tiếp tay bởi truyền thông, sự lạm dụng và khuynh loát của giới chính trị, các chủ thuyết tự do của xã hội, và sự suy sụp về luân lý, đạo đức, những phong trào đồng tính, hôn nhân đồng tính và chuyển giới ngày một trở nên thách đố hệ thống luân lý, luật pháp, trật tự xã hội, đạo đức xã hội và cả Thiên Chúa nữa.
Phải bắt đầu dạy đứa trẻ 20 năm trước khi nó chào đời”. Câu nói này được cho là của Napoleon, nhưng quan niệm về tâm lý giáo dục thì cho rằng đứa trẻ không chỉ “sẵn sàng để học”, mà nó đã thực sự học ngay vừa khi chào đời.
Thời gian gần đây thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những cuộc gọi nhờ giúp đỡ hoặc hỏi ý kiến qua điện thoại. Phần lớn những thắc mắc đều quy về hai điểm chính: Hôn nhân và giáo dục con cái.
Tâm lý nhàm chán cho chúng ta lý do để “xét lại”. Theo tâm lý này, người ta có trăm ngàn lý do để đến với nhau, và cũng có trăm ngàn lý do để xa nhau. Một khi tình yêu đã ra nhạt nhẽo, hững hờ, người ta sẽ cảm thấy hối tiếc, thấy phàn nàn, và muốn “thay đổi”. Và hậu quả là đem đến những cám dỗ về ngoại tình, nhất là những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Như Nguyễn Ánh 9, Hồ Dzếnh cũng có một cái nhìn bi quan về một tình yêu chung thủy, hay đúng hơn một sự mơ mộng về cái thuở còn yêu nhau, theo đuổi và tán tỉnh nhau:
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”. Câu nói này hầu như ai cũng đã nghe và đã biết về ý nghĩa của nó. Tuổi trẻ mà không chút phá phách, nghịch ngợm không phải là tuổi trẻ. Nhưng lưu manh, côn đồ, du đãng, và bắt nạt lẫn nhau thì đó là những hành động không thể chấp nhận. Hậu quả của nó còn để lại một hiện tượng xã hội tồi tệ sau này, đó là: “Cá lớn nuốt cá bé!”
Một trong những cái làm căng thẳng nhất đối với một đứa trẻ là sức ép từ bạn bè “peer pressure”. Ai cũng có kinh nghiệm này khi còn là một trẻ em cắp sách đến trường, đặc biệt ở tuổi vị thành niên, và cả sau này khi đã bước chân vào cuộc sống với những giao tiếp xã hội.
Thánh Giuse, Cha Nuôi Đức Kitô. Ngài đã sinh sống và nuôi vợ con với đôi tay và sức lao động của chính mình bằng nghề thợ mộc. Chúa Giêsu lớn lên cũng theo nghề của dưỡng phụ ngài, và đã trở thành một anh thợ mộc: “Đây không phải là ông thợ mộc sao? Không phải là con bà Maria và anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không ở đây với chúng ta sao? Và họ xúc phạm đến Ngài” (Marcô 6:3).
Dù chỉ là một người thợ mộc bình dân, âm thầm, và nghèo nàn, nhưng theo huyết thống, Thánh Giuse thuộc hoàng tộc David. Ở vào thời ngài, dòng dõi David tuy không còn lừng lẫy như xưa, Thánh Giuse vẫn cho thấy ngài là người có tâm hồn cao thượng và thánh thiện. Thánh Kinh kể lại sau khi kết hôn với Maria, do nhận ra Maria có thai, nhưng vì “là người công chính và không muốn công khai tố cáo người bạn mình” (Matthêu 1:19), nên Thánh Giuse đã định tâm lìa bỏ Maria một cách kín đáo. Hành động của ngài đã khiến Thiên Đàng phải can thiệp. Thiên thần Chúa đã được sai đến và cho ngài hay con trẻ đó là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đây được hoài thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần.
“Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.” Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: “Tôi từ trời xuống?” Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
“Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời” (Khải Huyền 1:17-18). *
Chúng ta vừa nghe những lời an ủi này trong Bài Đọc Thứ Hai trích từ sách Khải Huyền. Những lời mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn vào Chúa Kitô, để cảm nghiệm sự hiện diện bảo đảm của Ngài. Đối với mỗi người, trong bất cứ điều kiện nào, dù cho là phức tạp và bi đát nhất, Đấng Phục Sinh đều lập lại: “Đừng sợ, Ta đã chết trên Thập Giá nhưng nay Ta sống đến muôn đời”, “Ta là đấng trước hết và sau hết, và là đấng hằng sống.”
Theo trình thuật của thánh sử Luca (Lc 24,13-35), hôm đó trên đường từ Giêrusalem về Emmaus có ba người lữ hành. Họ đi bên nhau, chia sẻ những suy tư của mình về một biến cố, theo họ, rất quan trọng và có ảnh hưởng đến không chỉ riêng họ mà còn cả toàn dân Israel nữa. Ba người gồm một người được ghi rõ tên, một người không ghi rõ tên, và một người sau cuối ngày danh tính mới được biết đến. Đây cũng là người, là nhân vật chính trong câu chuyện mà cả ba đã trao đổi suốt dọc đường.
Anh chị em thân mến,
Đây là thời khắc mà tôi đã từng mong đợi. Tôi đã đứng trước Khăn Liệm Thánh trong nhiều trường hợp khác nhau, nhưng lúc này, qua cuộc Hành Hương này và giây phút này tôi đang cảm nghiệm về nó bằng một cường độ đặc biệt: Có lẽ vì trong những năm vừa qua đã cho tôi cảm nhận nhiều hơn đối với thông điệp của Hình Ảnh phi thường này. Và trên tất cả, tôi có thể nói bởi vì giờ này, tôi ở đây như Đấng Kế Vị của Phêrô, và tôi mang trong tim tôi toàn thể Giáo Hội, đúng ra, toàn thể nhân loại.
Các nhà chú giải Thánh Kinh đã đếm được 365 lần câu “đừng sợ” (don’t be afraid) trong Kinh Thánh. Nếu một năm 365 ngày chia đều cho 365 lần nhắc nhở “đừng sợ”, thì ít nhất mỗi ngày một lần, Thánh Kinh nhắc bảo con người rằng “đừng sợ!” Vậy, con người sợ cái gì? Và tại sao Thiên Chúa lại phải trấn an con người như vậy? [1]
Thế gian này là một “vũng lệ sầu” như lời trong kinh Lạy Nữ Vương, vì thế cuộc lữ hành đi về vĩnh hằng của con người chính là một hành trình gặp phải rất nhiều sự sợ hãi. Trước hết, con người phải đối diện với những sợ hãi do ma quỷ là loài thần thiêng, nhưng luôn luôn ghen tỵ và tìm mọi cách để làm hại con người.
Tuần Thánh (Holy Week), tiếng Latin là Hebdomas Sancta hay Hebdomas Maior. Tuần lễ trọng đại này đối với người Kitô Giáo là tuần trước Phục Sinh. Theo Tây Phương, nó bắt đầu bằng tuần lễ sau cùng của Mùa Chay, bao gồm Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bẩy tuần Thánh.
Thế là Giêsu người thành Nagiarét đã “mồ yên mả đẹp”.
Vâng! Hỡi Giêsu. Xin hãy yên nghỉ và quên đi những vất vả sau ba năm truyền giảng Tin Mừng. Quên đi những roi đòn làm tan nát tấm thân. Quên đi mão gai. Quên đi những tiếng la ó đòi kết án. Quên đi bản án bất công. Quên đi thánh giá nặng trên vai. Quên đi những tiếng búa chát chúa làm xuyên thấu tay chân bằng những chiếc đinh dài và nhọn nhưng rất vô tình. Quên đi cơn hấp hối kinh hoàng tưởng chừng “Cha nỡ bỏ con.” (Mt 27:46) Quên đi đồi Golgotha loang máu. Và Giêsu ơi! Xin hãy ngủ yên.
Có khi nào chúng ta đã tự đặt mình vào số những người vây quanh Chúa Giêsu mỗi khi Ngài rao giảng không? Và thái độ của chúng ta lúc đó như thế nào: Hăm hở nghe lời Ngài, suy tôn và thần tượng Ngài về những lời giảng dạy khôn ngoan; hoặc ngược lại, cảm thấy chói tai, mỉa mai Ngài rồi bỏ đi?